Lý luận, thực tiễn và con đường đi lên
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trang thông tin của Báo Nhân Dân

Học và làm theo Bác cần thiết thực,  đồng bộ giữa “xây” và “chống”
Học và làm theo Bác cần thiết thực, đồng bộ giữa “xây” và “chống”
Việc đẩy mạnh học tập và làm theo Bác đã được Ðảng ta nêu ra và chỉ đạo từ rất sớm, bằng nhiều chỉ thị, nghị quyết, qua nhiều thời kỳ. Gần đây nhất là Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng.
Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế
Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế
Trong bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng Bí thư đã chỉ ra những thách thức mới trong quá trình phát triển đất nước, trong đó "Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững".
Tăng cường giáo dục, rèn luyện đảng viên
Tăng cường giáo dục, rèn luyện đảng viên
Nghiên cứu kỹ bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi càng thấm thía những minh chứng khoa học, mạch lạc, cách mạng của tác giả: Ðảng ta là lực lượng duy nhất có đủ khả năng lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Tổng Bí thư khẳng định: "chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Ðảng và chế độ xã hội chủ nghĩa".
Nâng cao năng lực dự báo, bảo đảm tính định hướng của Nhà nước
Nâng cao năng lực dự báo, bảo đảm tính định hướng của Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự quản lý của Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các chủ trương, chính sách và quá trình tổ chức thực hiện các chính sách đó phải phù hợp cơ chế thị trường, đồng thời mang lại lợi ích và công bằng xã hội, góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng đúng đắn, sâu sắc
Nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng đúng đắn, sâu sắc
“Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”, những luận điểm trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ điều trên, hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử, từ đó, góp phần giúp toàn Đảng, toàn dân nhận thức đầy đủ hơn và kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chăm lo phát triển con người
Chăm lo phát triển con người
Trong suốt các thời kỳ cách mạng, Ðảng ta luôn coi trọng giải quyết các vấn đề xã hội, chăm lo phát triển con người. Sau nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, để lại hậu quả nặng nề, Ðảng, Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực gắn phát triển kinh tế với từng bước phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Củng cố niềm tin, nâng cao sức chiến đấu của Đảng
Củng cố niềm tin, nâng cao sức chiến đấu của Đảng
Thời gian qua, bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tạo ra dư luận tích cực trong xã hội.
Quyết sách của Ðảng luôn xuất phát từ thực tiễn đất nước và nguyện vọng của nhân dân
Quyết sách của Ðảng luôn xuất phát từ thực tiễn đất nước và nguyện vọng của nhân dân
Trong bài viết quan trọng của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng"; đây là "một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội".
Cần một tầm nhìn, bản lĩnh và sức sáng tạo mới
Cần một tầm nhìn, bản lĩnh và sức sáng tạo mới
Với tiềm lực, vị thế của đất nước hiện nay, chúng ta hãy tự tin bước tiếp con đường mà Ðảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn và tin tưởng vào những bước tiến nhanh, vững chắc trong thời gian tới. Tuy nhiên, chúng ta cũng không được chủ quan, tự mãn.
Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của phát triển
Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của phát triển
Tôi tâm đắc với những phân tích khoa học và khẳng định của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam.
Coi trọng văn hóa trong phát triển kinh tế
Coi trọng văn hóa trong phát triển kinh tế
Văn hóa có vai trò quan trọng với tư cách là nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế. Tiềm năng phát triển của mỗi quốc gia gồm nhiều yếu tố, mà yếu tố quyết định là văn hóa, được thể hiện qua năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người ở quốc gia đó. Văn hóa khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, quyết định sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Vậy nên, trong xã hội hiện đại, các yếu tố nền tảng của văn hóa, nếu được khai thác, phát huy sẽ trở thành một động lực to lớn đối với sự phát triển kinh tế.
Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Trong bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới; đồng thời chỉ rõ: Ðảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên...
Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, thị trường trong nước dần trở nên sôi động, trong đó nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng do đời sống không ngừng được cải thiện. Hàng hóa dồi dào, không chỉ các đô thị lớn mà ở nhiều vùng nông thôn, hàng hóa cũng rất đa dạng, phong phú. Người dân có thể tìm mua mọi đồ dùng phục vụ sinh hoạt phù hợp túi tiền ở chợ trung tâm xã, thậm chí chợ trong thôn. Ðó là biểu hiện sinh động của kết quả phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ðề cao trách nhiệm người đứng đầu
Ðề cao trách nhiệm người đứng đầu
Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" đăng trên Báo Nhân Dân có ý nghĩa quan trọng, giúp các cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc hơn sự lựa chọn đúng đắn của Ðảng trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó càng ý thức được trách nhiệm, ra sức nỗ lực đưa Nghị quyết Ðại hội XIII vào cuộc sống.