Là chuyên gia nghiên cứu về chủ nghĩa Mác và quan hệ chính đảng thế giới, giáo sư Phan Kim Nga, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc còn nhiều tiềm năng và dư địa hợp tác, nhất là hợp tác giữa hai Đảng, trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích và so sánh những điểm mạnh và điểm yếu của một số nước tư bản tiên tiến để vận dụng những cái mạnh và tránh cái yếu, từ đó định hướng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh thực tiễn dưới sự tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bài viết của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được công bố vào thời điểm đặc biệt, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, trong thời điểm Việt Nam đang tích cực chuẩn bị công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; khi Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới đang phải đối mặt với những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn của giới học giả quốc tế. Báo Sự thật của Đảng Cộng sản LB Nga số ra ngày 17/2/2022 đăng bài viết của tác giả Piotr Tsvetov với tựa đề “Việt Nam tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó đưa ra nhiều nhận định sâu sắc về cuốn sách của Tổng Bí thư.
Công cuộc đổi mới mà Việt Nam thực hiện 35 năm qua là một cách tiếp cận xã hội chủ nghĩa sáng tạo, có ý nghĩa lớn và là một phần của sự khởi đầu từ rất sớm của làn sóng chủ nghĩa xã hội thứ ba mà chúng ta vẫn đang ở giai đoạn ban đầu. Đó là giai đoạn của sự tìm tòi một giải pháp thay thế ưu việt để cứu nền văn minh nhân loại khỏi bị hủy diệt trước cuộc khủng hoảng căn bản của nền văn minh tư bản chủ nghĩa.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã kết hợp với lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, điều chỉnh đường lối theo hướng lấy con người làm trung tâm và tập hợp sự phát triển của các lực lượng sản xuất với sự tái phân phối công bằng của cải vì lợi ích của quần chúng nhân dân, coi đây là kế hoạch kinh tế duy nhất, kiểm soát công đối với thị trường và từ đó có thể bảo đảm thành công chủ nghĩa xã hội.
Với tinh thần cách mạng cao cả, sự lo lắng đối với vận mệnh của đất nước và sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tới nhiều vấn đề quan trọng trong phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc xây dựng các tiền đề để đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là: “Thành công hay thất bại là phụ thuộc trước hết vào sự đúng đắn của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”.
Bài viết cho thấy tình hình thực tiễn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua, nhất là những thành tựu trên các lĩnh vực là nền tảng để Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách vững chắc và thành công. Những quan điểm trong bài viết khẳng định một cách rõ ràng và phản ánh được đầy đủ quá trình và đường hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội tươi sáng của Việt Nam trên cơ sở điều kiện phù hợp với thời đại ngày nay.
Sự nhận thức rằng việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là một quá trình kéo dài cả một thời kỳ lịch sử, với đặc trưng là giai đoạn quá độ, trong đó các yếu tố thị trường phải được sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất. Những quá trình nảy sinh và những mâu thuẫn tạo ra là những yếu tố trung tâm phải được điều tiết bởi Đảng Cộng sản Việt Nam - cơ quan thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị đối với toàn xã hội.
Vượt qua các khó khăn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, như đồng chí Nguyễn Phú Trọng tin tưởng, là “quá trình không ngừng củng cố”, và thành công của công cuộc phụ thuộc trước hết vào “sự đúng đắn của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”.
Những người cộng sản Bồ Đào Nha hết sức coi trọng cuộc đấu tranh của những người cộng sản Việt Nam vì hạnh phúc của nhân dân, vì độc lập, chủ quyền của quê hương chống thực dân Pháp và tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ, vì hòa bình, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội, đó là nơi chúng tôi đúc rút kinh nghiệm và là nguồn cảm hứng cho cuộc đấu tranh của chính chúng tôi ở Bồ Đào Nha.
Chủ nghĩa xã hội ngày nay có nhiều cách hiểu khác nhau, cho phép tồn tại nhiều cách thức, phương tiện và phương pháp khác nhau để đạt được nó. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa xã hội trong quá khứ và hiện tại ở tất cả các lục địa và ở tất cả các quốc gia đều có nhiều điểm chung. Trên hết, đó là cuộc đấu tranh vì phẩm giá và quyền lợi của người lao động.
Dù rằng còn những hạn chế, thách thức trong giải quyết hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chính đáng của từng cá nhân, nhưng những kết quả đạt được trên thực tế những năm qua ở Việt Nam cho thấy con đường xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang xây dựng và tiến bước là một xã hội hướng tới các giá trị đích thực vì con người, vì nhân dân.
Là học giả có nhiều năm nghiên cứu về các vấn đề Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, giáo sư Hứa Lợi Bình, chuyên gia Viện nghiên cứu Chiến lược Toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương (CASS), Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc dành nhiều thời gian đọc và nghiên cứu tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.