Lý luận, thực tiễn và con đường đi lên
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trang thông tin của Báo Nhân Dân

Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và bầu cử Đại biểu Quốc hội
khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết
quan trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".

Ngay sau khi đăng bài viết của Tổng Bí thư, Báo Nhân Dân đã nhận được rất nhiều ý kiến tâm huyết của cán bộ đảng viên và nhân dân cả nước. Các học giả, chuyên gia quốc tế cũng đặc biệt quan tâm và đánh giá bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tài liệu rất quan trọng mang tính định hướng, có giá trị thực tiễn cao không chỉ đối với đất nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn đối với những người cộng sản trên toàn thế giới.

Chủ nghĩa xã hội là gì?
Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội
chủ nghĩa?
Làm thế nào và bằng cách nào để từng
bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam ?
Thực tiễn công cuộc đổi mới đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian
qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì ?
Xã hội dân giàu,
nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh
Do nhân dân làm chủ
Có nền kinh tế phát triển
cao, dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp
Có nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc
Con người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện
Các dân tộc trong cộng đồng Việt
Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp đỡ nhau cùng phát triển
Có Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo
Có quan hệ hữu nghị và hợp tác
với các nước trên thế giới.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối.
Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ (vì nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ).
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất để định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.